CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DẬY HỌC

 

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DẬY HỌC

 

Nghe thông tin mọi người trao đổi rất đa chiều về việc Bộ giáo dục & Đào tạo có dự thảo về việc "Giáo viên (người dậy học) phải có chứng chỉ hành nghề".

 

Là người công tác trong ngành giáo dục và đào tạo nhiều năm, tôi thấy thực tế là: Hiện tại có nhiều hệ thống Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

* Hệ thống giáo dục từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh do Bộ Giáo dục & Đào tạo quản lý

* Hệ thống các Trường dậy nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề... do Bộ LĐTBXH quản lý.

* Hệ thống đào tạo Cán bộ Quản lý (nghề giám đốc) do các Bộ chuyên ngành thành lập nhưng đăng ký theo hệ thống do Bộ Nội vụ quản lý như Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp, Trường Cán bộ Quản lý Doanh nghiệp...

* Các Viện nghiên cứu khoa học do các Bộ, Hiệp hội chuyên ngành thành lập nhưng đăng ký hoạt động khoa học do Bộ Khoa học Công nghệ quản lý.

 

Trước khi nói về chứng chỉ hành nghề của giáo viên. Tôi muốn nói đến một ví dụ là Chứng chỉ hành nghề của Luật sư.

Người tốt nghiệp Đại học Luật có quyền chọn cho mình công tác tại một ngành thích hợp như Công An, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Giảng viên luật, nói chung là làm việc trong các cơ quan tư pháp nhà nước có tổ chức, ngạch bậc. Hoặc họ có thể được tuyển dụng tham gia phụ trách pháp chế cho doanh nghiệp. Họ có thể là Hội viên Hội luật gia các cấp (gọi chung là Luật gia).

Nhưng khi họ đăng ký hành nghề luật sư (thầy cãi) họ không chỉ có kiến thức về luật pháp mà còn phải có kỹ năng tranh tụng (kỹ năng tranh luận) và phải tuân thủ các nguyên tắc của thủ tục tố tụng. Không ai bắt tất cả các luật gia đều phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.

 

Quay lại chứng chỉ hành nghề giáo viên.

Trường Đại học Sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp Sư phạm là những trường chuyên ngành đào tạo giảng viên, giáo viên cho các trường Đại học THPT, THCS, Tiểu học. Sau khi tốt nghiệp họ được phân công hoặc tuyển dụng về các trường theo đúng chuyên ngành học của họ (toán, văn, sử, địa, lý, hóa, sinh, nhạc, họa, Tin học, TD, QP, DGCD). Quá trình công tác họ được bồi dưỡng để phụ trách các công tác Tổ trưởng, Chủ nhiệm Bộ môn, Hiệu phó, Hiệu trưởng. Bản thân họ phấn đấu để được nâng cao kiến thức nghề nghiệp như học Thạc sĩ, Tiến sĩ...

 

Tóm lại, các Viện nghiên cứu khoa học, Các trường bồi dưỡng kiến thức có thể mở các khóa học, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Ai muốn học thì phải đóng tiền đi học.

Không nên bắt buộc các giáo viên đã có bằng đại học sư phạm, có kinh nghiệm giảng dậy nhiều năm phải đi học chứng chỉ hành nghề bằng ngân sách nhà nước, lãng phí không cần thiết....

Trong xã hội, có người làm việc giỏi vượt bực, có người làm việc dở hơn, nhưng không thể đánh đồng chung cho một quy định, hay thỏa thuận nào đó.

 

Nguyễn Thị Sơn

22.1.2024.

 

TRƯỜNG DUY TÂN 23

 

Lượt xem

2

Bày tỏ cảm xúc

0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

Thông tin khác

Pháp luật & Đời sống CHÚC MỪNG NHÀ VĂN LÊ KIÊN THÀNH

Pháp luật & Đời sống

CHÚC MỪNG NHÀ VĂN LÊ KIÊN THÀNH

14

04-2024

Chi tiết
Pháp luật & Đời sống MẪU NGHI THIÊN HẠ

Pháp luật & Đời sống

MẪU NGHI THIÊN HẠ

29

12-2023

Chi tiết
Pháp luật & Đời sống CHÚC MỪNG BÁC ÍCH 75 TUỔI ĐẢNG

Pháp luật & Đời sống

CHÚC MỪNG BÁC ÍCH 75 TUỔI ĐẢNG

06

09-2023

Chi tiết
Pháp luật & Đời sống KHÓ NHỈ

Pháp luật & Đời sống

KHÓ NHỈ

25

07-2023

Chi tiết