BÀI VIẾT CỦA TẠP CHÍ PHÁP LÝ Phải mở cửa nền kinh tế

 

BÀI VIẾT CỦA TẠP CHÍ PHÁP LÝ

Phải mở cửa nền kinh tế

09/10/2021 09:54

(Pháp lý) – Sau nhiều tháng trải qua giãn cách xã hội để phòng chống dịch covid – 19 và chịu ảnh hưởng tác động vô cùng nặng nề về kinh tế xã hội , hiện nay, không chỉ người dân, doanh nghiệp các tỉnh thành phía Nam mà có lẽ người dân cả nước đều mong muốn: “ phải mở cửa lại nền kinh tế, để hồi phục kinh tế, ổn định xã hội”. Tuy nhiên để giải bài toán đặc biệt quan trọng này hiện nay, rất cần những giải pháp thực chất, đồng bộ, quyết liệt từ các cấp quản lý, chính quyền và chính sách cần hướng đến hai chủ thể quan trọng là người dân và Doanh nghiệp.

 

Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Tạp chí điện tử Pháp lý đã phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn

– Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế (Hội luật gia Việt Nam) – người có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu chính sách pháp luật và đặc biệt bà còn là một Doanh nhân nổi tiếng, có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp.

 

BÀ NTS

Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn –

Viện trưởng Viện trưởng Viện  Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế (Hội luật gia Việt Nam)

trả lời phỏng vấn Tạp chí Pháp lý

 

Phóng viên: Cảm nhận của Bà về những hình ảnh người dân lao động từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai ồ ạt kéo nhau về các tỉnh miền Tây, miền Trung, miền Bắc những ngày gầy đây?

TS. Nguyễn Thị Sơn: Quả thật, theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông mấy ngày nay thấy những hình ảnh bà con lao động từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai chạy về quê thương bà con lắm. Nhìn những hình bà con ngồi xếp hàng có thứ tự, nét mặt mừng vì đã về đến quê nhà, tự dưng mình chảy nước mắt. Vâng, họ rất hiền hòa, rất an phận, đa phần họ làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, họ đã được đào tạo và huấn luyện tính kỷ luật cao trong các thao tác dây chuyền công nghiệp… Nay vì lo sợ dịch bệnh, vì công ăn việc làm bấp bênh, vì không còn thu nhập ở thành phố nên họ đành phải trở về quê nhà. 

 

VỀ QUÊ .

Hàng nghìn người dân từ các tỉnh, thành tâm dịch Covid-19 phía Nam mong muốn được trở về quê.

 

Phóng viên: Theo bà, vì sao những người lao động tìm mọi cách trở về quê trong thời điểm này? Chúng ta nên ủng hộ đồng cảm với họ hay trách cứ họ?

TS. Nguyễn Thị Sơn: Công nhân bỏ thành phố về các tỉnh hàng loạt, theo tôi có rất nhiều lý do. 

Thứ nhất, đa phần những người lao động ở các tỉnh là lao động nghèo ở nông thôn, rời quê hương đi làm xa. Những người lao động ở tỉnh xa lên các thành phố, các khu công nghiệp làm việc, họ không có nhà và thường ở trong các khu nhà trọ chật hẹp. 

Trong 4 tháng giãn cách xã hội từ tháng 6, 7, 8, 9, không ai đi làm việc, không ai được phép ra khỏi nhà, không có thu nhập, áp lực về chi phí sinh hoạt tiền nhà trọ, điện, nước ăn uống hàng ngày… đè nặng. Họ về vì quá sợ hãi tác động của dịch bệnh. Tôi tin, họ sẽ quay trở lại nếu tình hình thành phố sáng sủa hơn, dịch bệnh được dập.

Thứ hai, hiện nay ở nhiều tỉnh thành trong đó có các tỉnh miền Tây cũng phát triển rất nhanh, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tốt. Du lịch sinh thái cũng là thế mạnh của các địa phương. Nếu các tỉnh thu hút họ ở lại quê hương làm việc cũng rất tốt.

Một lý do nữa, Tôi đặt câu hỏi trong 4 tháng giãn cách vừa qua, liệu chính quyền, phường xã có hỗ trợ kịp thời được tất cả, bởi vì họ chỉ là người dân tạm trú ? liệu ông chủ doanh nghiệp có lo cho họ các chế độ chính sách của doanh nghiệp không hay ông chủ cũng đang khốn khổ vì nguy cơ phá sản mà mong họ thông cảm...???

Vậy nên, đừng trách cứ họ, hãy đồng cảm và chia sẻ với họ, giúp đỡ họ, và đón họ trở về quê nhà.

 

Phóng viên: Ảnh hưởng tác động tiêu cực của dịch bệnh covid – 19  vô cùng nặng nề đối với kinh tế xã hội. Đã có hàng vạn ngườilao động mất việc. Còn doanh nghiệp ( DN) hiện nay thì cũng không sáng sủa hơn,  nhiều DN không trụ được đã phá sản và rất rất nhiều DN lao đao. Theo Bà hiện nay doanh nghiệp đang gặp những khó khăn nổi cộm nào?

TS. Nguyễn Thị Sơn: Dịch bệnh covid – 19 đã và đang để lại những tác động tiêu cực, ảnh hưởng rất nặng nề đối với kinh tế xã hội. Tình trạng Doanh nghiệp hiện nay gặp vô vàn khó khăn chồng chất. Nhiều doanh nghiệp mất đơn hàng xuất khẩu, mất doanh thu, khách hàng nợ không trả, mà họ cũng chẳng còn gì để trả, nợ ngân hàng doanh nghiệp vẫn phải trả cả nợ lẫn lãi….Đời sống khó khăn nên ai cũng phải chi tiêu dè sẻn dẫn đến sức mua giảm, sản phẩm ùn ứ…Rồi các chính sách thuế, bảo hiểm, …chủ yếu các doanh nghiệp chỉ được giãn nộp, chậm nộp, chứ chưa phải là giảm nộp. 

Trong những ngày gần đây, hàng nghìn người lao động từ các tỉnh, thành tâm dịch Covid-19 phía Nam ồ ạt về quê. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi kinh tế bởi việc lao động ồ ạt về quê khiến thị trường lao động tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,  thiếu hụt nhân lực sau khi mở cửa trở lại. Nếu kinh doanh sản xuất lại phải tính toán lại từ đầu, bài toán không hề dễ chút nào đối với doanh nghiệp hiện nay.

Rất mong các cấp ngành, các cơ quan quản lý nghiên cứu thấu đáo để đưa ra các giải pháp hỗ trợ thực chất để tháo gỡ khó khăn và cứu doanh nghiệp. Bởi vì muốn kinh tế hồi phục thì chỉ có cách phải cứu doanh nghiệp.

 

Phóng viên: Nhìn lại gần 4 tháng phòng, chống dịch vừa qua, nhiều địa phương đã làm rất tốt . Tuy nhiên cũng có những địa phương làm chưa tốt. Đặc biệt có những địa phương áp dụng cứng nhắc các biện pháp phòng dịch dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Qua đây, theo Bà, chính quyền cần rút kinh nghiệm gì về các giải pháp chống dịch trong thời gian tới.

TS. Nguyễn Thị Sơn: Theo tôi, chính quyền cần phải phải thẳng thắn đánh giá và nhìn nhận những hạn chế bất cập trong công tác phòng chống covid giai đoạn 4 vừa qua: Từ công tác "test nhanh" diện quá rộng gây lãng phí nguồn lực đến việc đưa F1 vào các khu cách ly tập trung làm lây nhiễm chéo. Rồi công tác dự báo, dự phòng  chuẩn bị chữa trị so với số lượng F0 phát sinh nhanh không kịp đáp ứng đầy đủ, từ đó lây nhiễm, bệnh nhân trở nặng nhiều mà thiếu thiết bị y tế, máy thở, không đủ bác sĩ nên dẫn đến số người tử vong tăng quá nhanh. Và cũng cần thẳng thắn thấy sự bất cập về công tác quản lý không phân biệt rõ ràng đâu là trách nhiệm của chuyên môn (ngành y tế), đâu là sự điều hành của chính quyền dẫn đến không quy được trách nhiệm thuộc về ai… 

 

Phóng viên: Để hồi phục kinh tế, mọi hoạt động sớm trở lại bình thường, theo Bà, chúng ta phải dứt  khoát,  đồng bộ những giải pháp gì?

TS. Nguyễn Thị Sơn: Báo Đại Đoàn Kết mới đây có đăng bài phỏng vấn Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan có tiêu đề: "Đã đến lúc phải mở cửa nền kinh tế". Tôi có đọc bài phỏng vấn này và rất đồng quan điểm với chị Phạm Chi Lan: "Cách thi hành không đúng của chính quyền nó tác động mạnh không kém dịch, nó còn rộng hơn nhiều bởi vì có hàng chục triệu người bị ảnh hưởng,....”

 

VỀ QUÊ ..

Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, thiếu hụt nhân lực sau khi mở cửa trở lại.

 

Chúng ta phải xác định rõ, dịch bệnh Covid-19 vẫn tồn tại, nên tất cả người dân từ chủ doanh nghiệp đến công nhân phải tự biết yêu quý mạng sống của mình để giữ gìn phòng ngừa bệnh và chữa bệnh triệt để. Do đó, biện pháp và phương pháp chống dịch cần thay đổi, bởi nếu không thay đổi sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chúng ta không thể loại trừ được covid mà phải chấp nhận sống chung, bình thường mới với covid-19 và biện pháp quan trọng 5K + vắc xin.

Giai đoạn sống chung với covid chắc chắn sẽ vẫn còn phát hiện F0. Nhiệm vụ của ngành y tế phải làm sao giảm bớt tình trạng F0 chuyển thành bệnh nặng, phải giảm bớt người tử vong. Đành phải chấp nhận thực tế là còn người bệnh, còn người tử vong (mức tối thiểu) để kinh tế xã hội trở lại bình thường.

Mở cửa khôi phục kinh tế sau “ thảm họa” dịch bệnh covid - 19, thì các tỉnh thành địa phương trong cả nước cần phải đồng bộ thống nhất không được ngăn sông cấm chợ. Hàng hóa và con người được lưu thông tự do, không cần sử dụng giấy đi đường, không cần test nhanh cho người đã tiêm đủ vắc xin mà chỉ sử dụng test nhanh cho người có triệu chứng sốt, ho. Và đặc biệt cần có những giải pháp thực chất nhất để hỗ trợ mọi DN đều được tiếp cận vốn, khoanh nợ, giảm lãi suất, giảm nộp thuế VAT để kích cầu tiêu dùng, giảm nộp bảo hiểm….

Cần kiên quyết đồng bộ các giải pháp như vậy thì mới mong sớm hồi phục kinh tế.

 

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ đã dành thời gian trả lời phỏng vấn ! Kính chúc Bà luôn mạnh khỏe và tiếp tục dành tâm huyết đóng góp những kinh nghiệm quí báu cho giới Luật gia Việt Nam, cộng đồng Doanh nghiệp và sự nghiệp trồng người !

 

Văn Chiến (thực hiện)

 

 

Lượt xem

8

Bày tỏ cảm xúc

0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

Thông tin khác

Pháp luật & Đời sống CHÚC MỪNG NHÀ VĂN LÊ KIÊN THÀNH

Pháp luật & Đời sống

CHÚC MỪNG NHÀ VĂN LÊ KIÊN THÀNH

14

04-2024

Chi tiết
Pháp luật & Đời sống CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DẬY HỌC

Pháp luật & Đời sống

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DẬY HỌC

22

01-2024

Chi tiết
Pháp luật & Đời sống MẪU NGHI THIÊN HẠ

Pháp luật & Đời sống

MẪU NGHI THIÊN HẠ

29

12-2023

Chi tiết
Pháp luật & Đời sống CHÚC MỪNG BÁC ÍCH 75 TUỔI ĐẢNG

Pháp luật & Đời sống

CHÚC MỪNG BÁC ÍCH 75 TUỔI ĐẢNG

06

09-2023

Chi tiết