BÀN LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ - BÀI 4
Nội Dung
BÀN LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ
BÀI THƠ 4
BÌNH MINH TRONG THÀNH PHỐ
Sáng nay thức dậy bước ra sân
Nắng sớm hừng đông đã tỏ dần
Lấp ló trời hồng trên ngọn trúc
Lang thang mây trắng dưới trời vân
Không gian đẹp giữa nhà cao ốc
Phố cổ xinh trong xóm nhỏ thân
Lan tỏa bình minh trải khắp phố
Tin quen nhận được thấy như gần
Nguyễn Thị Sơn.
22.8.2021
LUẬN BÀN
Đây là bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, theo thể thơ "thất ngôn bát cú"
Nội dung và cấu trúc theo thứ tự: ĐỀ - THỰC - LUẬN - KẾT sẽ được lần lượt phân tích.
* ĐỀ: Hai câu mở đầu giới thiệu chủ đề bài thơ là "bình minh trong thành phố", tác giả sống ở quận 3, TPHCM, buổi sáng bước ra sân thì thấy nắng sớm ở phía đông đang lên, đẹp quá, bình minh ở một thành phố hiện đại mà đẹp quá.
"Sáng nay thức dậy bước ra sân
Nắng sớm hừng đông đã tỏ dần"
* THỰC: Hai câu tiếp theo tả thực trạng, cảnh sắc của buổi bình minh, mặt trời nhô lên giữa bầu trời có những mảng mây bay. Chúng ta thấy tác giả mô tả 2 cặp câu đối xứng: "Lấp ló trời hồng" đối với "Lang thang mây trắng" và "trên ngọn trúc" đối với "dưới trời vân"
"Lấp ló trời hồng trên ngọn trúc
Lang thang mây trắng dưới trời vân"
* LUẬN: Hai câu ở phần 3 là phần suy nghĩ về ý tưởng được nâng cao của bài thơ. TPHCM là Trung tâm kinh tế và văn hóa. Bên cạnh những cao ốc khẳng định một thành phố phát triển hiện đại vẫn giữ được những nét văn hóa riêng của Saigon, những công trình kiến trúc xưa, những khu phố cổ hằng thân quen, thể hiện cái tầm của thành phố, bình minh nhô lên giữa thành phố, không bị che khuất bởi những cao ốc. Phần này chúng ta cũng thấy 2 cặp câu đối: "Không gian đẹp giữa" đối với "Phố cổ xinh trong" và "nhà cao ốc" đối với "xóm nhỏ thân"
"Không gian đẹp giữa nhà cao ốc
Phố cổ xinh trong xóm nhỏ thân"
* KẾT: Hai câu kết nói về tình cảm của tác giả đối với nơi mình sinh sống, và dù do hoàn cảnh thành phố bị giãn cách nhưng những tin nhắn chia sẻ hỏi thăm của bạn hữu dù ở xa cũng có cảm giác rất gần:
"Lan tỏa bình minh trải khắp phố
Tin quen nhận được thấy như gần"
* VẦN, NIÊM LUẬT:
Vần ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 gieo vận với nhau theo đúng luật của thơ "thất ngôn bát cú"
Luật thanh "bằng trắc" tôn trọng quy định "nhị tứ lục phân minh"
Nguyễn Thị Sơn
24.8.2021
Thơ Thất Ngôn Bát Cú
Tác giả : | NGUYỄN THỊ SƠN |
Lượt xem
Bày tỏ cảm xúc
0- 0
- 0
- 0
- 0
- 0
- 0