KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

 

KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

 

Kinh doanh toàn cầu thường có các thuật ngữ TRADE BARRIER (Rào cản thương mại), TECHNICAL BARRIER (Rào cản kỹ thuật). Trong một số ngành nghề đầu tư có thuật ngữ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN.

 

* Trước những năm 1988, Việt Nam thường ký các HIỆP ĐỊNH THƯ cấp nhà nước với Liên Xô và các nước Đông Âu để làm hàng gia công hoặc xuất khẩu hàng tiêu dùng. Các thị trường này tiêu thụ hàng hóa rất nhiều nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó khăn, thu nhập người lao động thấp do đơn giá gia công thấp, doanh thu chỉ đủ trả lương và các chi phí cơ bản, không đủ khấu hao để tái đầu tư, không có lợi nhuận doanh nghiệp để nộp thuế lợi tức.

 

* Từ sau năm 1989 sát nhập 2 nước Đông Đức và Tây Đức để trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức. Các doanh nghiệp Đức và các quốc gia Âu châu bắt đầu sang Việt Nam đặt hàng theo giá FOB (giá mua hàng giao mạn tầu ở Việt Nam) vì lúc ấy vận chuyển có nhiều rủi ro nên doanh nghiệp VN không dám giao giá CIF (giá bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm rủi ro). Giá FOB tương đối tốt hơn, doanh nghiệp VN bắt đầu có lãi.

 

* Lúc ấy do Việt Nam chưa bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ nên vẫn bị cấm vận kinh tế, vẫn bị áp dụng các rào cản thương mại bằng hình thức cấp hạn ngạch QUOTA.

* Các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam được thoải mái xuất khẩu hàng hóa sang Đức được 3 năm. Năm 1993 Đức bắt đầu bảo hộ hàng may mặc trong nước bằng hình thức áp dụng Quota. Hồi đó Việt Tiến, May 10 chuyên về Sơmi. Legamex chuyên về áo Jacket (áo gió), mỗi năm Legamex xuất trên 3 triệu áo gió sang Đức.

 

* Năm 1993 Đức bắt đầu áp dụng hạn ngạch, cấp Quota cho Bộ Thương mại Việt Nam, trong đó mặt hàng Jacket khoảng trên 3 triệu cái. Legamex cứ đinh ninh đấy là công của mình, thế nào Bộ cũng giao số lượng lớn cho Legamex. Nào ngờ khi Bộ Thương mại công bố Legamex được phân đều 100.000 cái mặt hàng Jacket như các xí nghiệp mới thành lập của các tỉnh thành khác trên cả nước, mặc dù có nhiều tỉnh thành không có nhà máy may Jacket, thậm chí chưa biết may áo gió như thế nào.

* Legamex gần như chết điếng, phá sản là cái chắc. Với tư cách là Tổng giám đốc với 9 nhà máy Lega, tôi gần như  gào lên kêu cứu. Bộ trưởng Bộ Thương mại vào TPHCM họp, tôi bước lên diễn đàn vừa kể lể vừa trưng ra lý lẽ rất hùng hồn. Bộ trưởng giận đỏ mặt phát biểu "không may áo gió thì may quần Jean, sơ mi..." mình lúc ấy không còn bình tĩnh nên xuống nước: "Bộ trưởng nên tham quan thực tế để hiểu rõ hơn về dây chuyền công nghệ ngành dệt may. Hàng may mặc, máy may áo gió không thể may sơ mi (đường kim mịn hơn) không thể may quần Jean (mũi kim và đường chỉ dầy hơn)

* Lúc tôi bước xuống hình như Bộ trưởng có ái ngại, ông nói từ tốn "cháu phải hiểu cho chú, các tỉnh họ nghèo lắm, không tạo điều kiện thì tỉnh không giải quyết được việc làm cho người lao động". Năm ấy mình mới 43 tuổi, cũng dễ thông cảm nên không nói gì thêm, đơn hàng đã lỡ ký với khách hàng nước ngoài, đành phải gia công cho các nhà máy ở các tỉnh và cử kỹ thuật huấn luyện nhân công cho các cơ sở vệ tinh làm, thậm chí sang Lào, Campuchia để sử dụng Quota của nước họ.

 

LƯU Ý:

* Từ sự phân chia Quota cào bằng chứ không phải phân chia theo năng lực mà vô tình hình thành "chợ đen mua bán quota" dẫn đến ĐẠI ÁN buôn bán Quota ở Bộ Thương mại sau đó.

LEGAMEX từ sự khủng hoảng đó đã phải tìm và có được những đối tác mới ở Thị trường Nhật và Úc và nhập máy đúc đế giày THỂ THAO và máy dệt kim may áo thun T. SHIRT để khai thác thị trường nội địa và gây được tiếng tăm về thời trang LEGA FASHION.

 

* TẠI SAO tôi nhắc chuyện này, chính sách đôi khi nghĩ đúng nhưng chưa chắc đúng. Nếu ngày ấy không phân đều theo kiểu cái bánh chia mỗi người hưởng một miếng thì đã không có "đại án quota"

 

* GIÁO DỤC & Y TẾ là loại hình kinh doanh có điều kiện. Các Trường muốn có chỉ tiêu để chiêu sinh phải chứng minh quy mô trường lớp, phòng thực hành kỹ thuật, phòng công nghệ, phòng thí nghiệm lý hóa sinh, phòng thư viện...

 

* Vậy nếu VIỆT Á với quy mô sản xuất 10.000 kít test một ngày thì Bộ Y tế phải kiểm tra Quy mô Nhà máy, Phòng thí nghiệm, phòng chiết xuất dung dịch. Sự đảm bảo tinh khiết, vô trùng vì độ nhậy của dung dịch này, lơ mơ là 2 vạch như chơi. Ngay cả quy trình cấp ISO cũng đòi hỏi phải như vậy. Tổ chức ISO nào không kiểm tra mà dám cấp Chứng nhận ISO cho xưởng sản xuất (theo báo đăng) chỉ khoảng 10m2 với vài cái tủ lạnh chứa vật tư như vậy.??

 

Thôi nói như vậy đủ hiểu rồi. Còn áp dụng “hạn ngạch”, còn cơ chế “xin cho” thì còn cửa quyền cấp phép, còn “rào cản thương mại” và “rào cản kỹ thuật”

 

Nguyễn Thị Sơn

12.01.2022

 


 

Lượt xem

134

Bày tỏ cảm xúc

1
  • 0
  • 1
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

Thông tin khác

Kinh tế & Thị trường HÃY VƯỢT QUA THỬ THÁCH

Kinh tế & Thị trường

HÃY VƯỢT QUA THỬ THÁCH

12

07-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường NHÀ BÁO & DOANH NGHIỆP

Kinh tế & Thị trường

NHÀ BÁO & DOANH NGHIỆP

20

06-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường CHÚC MỪNG SƠN KIM 30 TUỔI

Kinh tế & Thị trường

CHÚC MỪNG SƠN KIM 30 TUỔI

03

01-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường ĐIỀM LÀNH - TRỜI THƯƠNG

Kinh tế & Thị trường

ĐIỀM LÀNH - TRỜI THƯƠNG

01

01-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường NGHĨ ĐƠN GIẢN THÔI

Kinh tế & Thị trường

NGHĨ ĐƠN GIẢN THÔI

10

12-2023

Chi tiết