ĐỒNG TIỀN Ở NGOÀI ĐƯỜNG...
ĐỒNG TIỀN Ở NGOÀI ĐƯỜNG...
Khi còn rất bé, khoảng 8 tuổi, tôi thường nghe bố nói với mẹ: "đồng tiền ở ngoài đường... ai trông thấy thì nhặt lên, ai không thấy thì bước qua..."
* Lúc ấy tôi không hiểu ý nghĩa của câu nói này nên từ nhà đến trường học, tôi hay để ý trên đường có ai làm rơi tiền không, mà quả là có lần tôi nhặt được vài đồng tiền cắc...
* Lúc tôi 8 tuổi, tôi rất xinh, da trắng, tóc tơ màu hơi ánh vàng, mẹ tôi thích làm đẹp cho tôi nên thỉnh thoảng cho tôi đi uốn tóc lọn quăn xỏa xuống trán....
Gần nhà tôi có tiệm thuốc bắc, bà vợ ông chủ thuốc bắc thường ngồi trước sân nhà với con dao phay đặt trên cái bàn xén thuốc.
Mỗi lần tôi đi ngang bà hay gọi tôi và cho tôi mảnh quế. Tôi hỏi bà đang xén thuốc gì, bà bảo vỏ quýt khô xén nhỏ trộn với các vị thuốc khác chữa được nhiều bệnh. Thế là thỉnh thoảng mẹ tôi hoặc nhà hàng xóm mua quýt ăn tôi đều xin cái vỏ đem sang cho bà thuốc bắc, lần nào bà cũng cho tôi mảnh quế to.
* Từ năm 1957, mẹ tôi sản xuất hàng may mặc thời trang nên mỗi lần tháo vải ra cắt là thùng cát tông, bao ni-lông, ống giấy lõi vải vứt ra một đống, bà u già gom vào bịch to, chiều đến bán cho bà mua ve chai, tiền bán ve chai tất nhiên thuộc bà u già, thỉnh thoảng bà cũng mua chè đậu đen và bánh đa kê cho tôi ăn, thích lắm...
* ...
Tôi dần lớn lên và bắt đầu hiểu câu nói của bố tôi "đồng tiền ở ngoài đường, ai trông thấy thì nhặt, ai không thấy thì bước qua...".
Ý của ông dậy tôi là kinh doanh phải biết nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải hiểu những thách thức của thương trường. Ông cho rằng tôi là người có năng khiếu trong ngành thời trang, biết nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng... biết phát huy sở trường khi cơ hội đến.
* Từ năm 1986, chính sách kinh tế của Việt Nam đổi mới, mở cửa với thị trường bên ngoài. Các tỉnh thành trên cả nước đều có công ty xuất nhập khẩu, các quận huyện của các tỉnh đều có công ty cung ứng hàng xuất khẩu, đối lưu hàng nhập khẩu. Thị trường mua bán trong nước trở nên sôi động, các tiểu thương trở thành đại lý mua bán của các công ty nước ngoài, dần dần thành lập công ty, tập đoàn...
* Các đại gia bắt đầu xuất hiện, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán dần lớn mạnh nhờ biết nắm bắt cơ hội kinh doanh theo quan hệ cung cầu...
* Cơ hội luôn tiềm ẩn những rủi ro... từ năm 1990 xuất hiện những công ty huy động vốn với lãi suất cao (15%/tháng), vay 100 triệu, một năm sau đáo hạn nợ phải trả thành 280 triệu, thế là vay nợ sau để trả nợ trước và đi đến phá sản là cái chắc.
* Có doanh nghiệp muốn chủ động vốn vay nên đầu tư vào ngân hàng, dùng tiền đi vay để đóng vốn mua cổ phần.,
Lại tiến tới cái chết ngọt ngào, vay vốn phải trả lãi vay hằng tháng, trong khi vốn góp cổ phần phải chờ có lãi mới được chia. Và rồi, các đại gia lại đi vào vết xe đổ, vay nợ sau để trả nợ trước.
Phân tích về cơ hội kinh doanh và những rủi ro tiềm ẩn thì nhiều chuyện lắm.
* Câu chuyện vay nợ sau với lãi suất cao để trả nợ trước đã có nhiều tiền án, tiền lệ, hầu như nhiều người biết chuyện,..
* Chỉ trách là sao vụ VTP để kéo dài nhiều năm như thế mà các cơ quan quản lý nhà nước không thấy gì, để đến bây giờ con số công bố thật khủng khiếp...
Nguyễn Thị Sơn
23.11.2023
Lượt xem
Bày tỏ cảm xúc
0- 0
- 0
- 0
- 0
- 0
- 0