DOANH NGHIỆP & CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

 

DOANH NGHIỆP & CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

 

Nếu nói về lý thuyết thì trên thế giới phân loại có 3 loại hình phổ biến của các nền kinh tế: Nền Kinh tế XHCN, Nền Kinh tế hỗn hợp, Nền Kinh tế thị trường.

 

* Nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) có nét đặc trưng là "trung ương tập quyền" hay là nền kinh tế có kế hoạch tập trung, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các hệ thống phân phối hàng hóa đều do Nhà nước lập kế hoạch và phân phối đều khắp cho toàn dân theo tem phiếu mà không theo nhu cầu, sở thích thực tế của người dân.

Việt Nam cũng thực hiện theo nền kinh tế XHCN nhiều năm từ 1954 đến 1987 (miền Bắc) và từ 1975 đến 1987 (miền Nam).

Kể từ sau kỳ đổi tiền lần 2 và sau chính sách đổi mới năm 1986 Việt Nam đã thay đổi nhiều.

 

* Nền Kinh tế Hỗn hợp có nét đặc trưng như Nền Kinh tế Thị trường nhưng những nhu cầu về hàng hóa sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ứng dụng công nghệ, ứng dụng khoa học mới,... mà doanh nghiệp tư nhân không có khả năng đáp ứng thì doanh nghiệp nhà nước phải đầu tư và đảm bảo đáp ứng an sinh xã hội.

Mô hình này hầu như được các quốc gia ở Châu Âu thực hiện nhưng dần dần họ đã tư nhân hóa các hãng hàng không, vận tải, logistic, các công trình nghiên cứu khoa học... tuy nhiên họ vẫn giữ lại các trường đại học, các trường trung tiểu học, các bệnh viện công để đảm bảo việc học và chăm lo sức khỏe cho công chúng.

 

* Nền Kinh tế Thị trường có nét đặc trưng là các nguồn lực ở trong dân tức trong tay "tư nhân".

-- Nguồn lực đầu tiên là "nguyên liệu", từ việc trồng trọt ra hạt gạo, chăn nuôi con gà, con vịt, con bò, con heo, đánh bắt xa bờ hải sản, con cá, con mực, con tôm, khai thác chế biến từ hạt muối, khai thác nguyên liệu dược, mỏ quặng, đãi cát lấy vàng... đều do người dân tức tư nhân làm ra...

-- Nguồn lực thứ hai là "nguồn nhân lực" cũng từ người dân mà ra, người dân tham gia sản xuất kinh doanh, tham gia làm việc ở cơ quan nhà nước, thực chất họ là "tư nhân" được tuyển dụng theo biên chế hay hợp đồng lao động,.. Cơ quan tổ chức tuyển dụng họ phải trả lương và bảo hiểm xã hội cho họ. Những "thu nhập" họ nhận được là của họ được quy trả bằng tiền, tiền này mua gì sắm gì là quyền của họ, không phải quyền của nhà nước hay quyền của ông sếp của họ.

-- Nguồn lực thứ ba là "vốn và nguồn vốn" nằm trong dân tức tư nhân. Với đồng lương và thu nhập của họ, họ dùng mua sắm, tham gia thị trường kinh doanh sản xuất, gửi tiết kiệm tham gia nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động tín dụng, họ tham gia thị trường thế giới xuất khẩu hàng hóa đem ngoại tệ về tạo nguồn cân đối kim ngạch quốc gia, họ đóng thuế cho ngân sách nhà nước tạo nguồn chi trả cho lực lượng quân đội, công an để gìn giữ biên cương tổ quốc, tạo nguồn cho nhà nước chăm lo sức khỏe và giáo dục của người dân. Tóm lại vốn và nguồn vốn được kích hoạt và hoạt động trong một quốc gia là từ người dân của quốc gia đó tức là tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường và theo quy định của luật pháp...

 

* Theo Hiến pháp 2013, Việt Nam có nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy quốc doanh làm chủ đạo.

* Trong các văn kiện ký các hiệp ước quốc tế và ký với các quốc gia đối tác chiến lược, Việt Nam đều thể hiện thiện chí trong các nội dung: CÔNG KHAI - MINH BẠCH - KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ kể cả việc mua sắm công của chính phủ.

 

Nguyễn Thị Sơn

24.11.2022

 

trang 241...

Lượt xem

2

Bày tỏ cảm xúc

0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

Thông tin khác

Kinh tế & Thị trường ẤN TƯỢNG VĂN CHƯƠNG

Kinh tế & Thị trường

ẤN TƯỢNG VĂN CHƯƠNG

14

10-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường HÃY VƯỢT QUA THỬ THÁCH

Kinh tế & Thị trường

HÃY VƯỢT QUA THỬ THÁCH

12

07-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường NHÀ BÁO & DOANH NGHIỆP

Kinh tế & Thị trường

NHÀ BÁO & DOANH NGHIỆP

20

06-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường CHÚC MỪNG SƠN KIM 30 TUỔI

Kinh tế & Thị trường

CHÚC MỪNG SƠN KIM 30 TUỔI

03

01-2024

Chi tiết
Kinh tế & Thị trường ĐIỀM LÀNH - TRỜI THƯƠNG

Kinh tế & Thị trường

ĐIỀM LÀNH - TRỜI THƯƠNG

01

01-2024

Chi tiết